Thay vì đưa ra quyết định thông minh và có tính toán, nhiều doanh nhân lại lao đi một cách mù quáng và nhanh chóng tiêu cạn những đồng tiền khó kiếm của mình.Điều đó không nhất thiết phải xảy đến với bạn. Trước khi thực hiện đầu tư vào ý tưởng kinh doanh, hãy suy nghĩ nghiêm túc về những câu hỏi dưới đây. Bạn sẽ tránh được
Doanh nhân là những người năng nổ. Đó là một trong những lý do khiến cho họ tuyệt vời như vậy! Họ thức khuya, dậy sớm, muốn gì là làm bằng được. Mỗi sáng thứ hai đều là khoảng thời gian mong đợi nhất đối với họ.
Với nghề đi dạy của mình, tôi có dịp tiếp xúc với hàng ngàn doanh nghiệp. Phải nói, sự năng nổ, nhiệt tình của họ chính là nguồn động viên, tiếp sức cho chính bản thân tôi. Tuy nhiên, làm việc chăm chỉ là không đủ. Nhiều doanh nhân đã phải đến gặp tôi để xin lời khuyên sau khi vội vã bước vào kinh doanh. Thay vì đưa ra quyết định thông minh và có tính toán, họ lại lao đi một cách mù quáng và nhanh chóng tiêu cạn những đồng tiền khó kiếm của mình.
Điều đó không nhất thiết phải xảy đến với bạn. Trước khi thực hiện đầu tư vào ý tưởng kinh doanh, hãy suy nghĩ nghiêm túc về những câu hỏi dưới đây. Bạn sẽ tránh được rất nhiều khó khăn trong dài hạn nếu làm thế.
1. Xu hướng của ngành là gì?
Một số ý tưởng đi trước thời đại còn một số lại đi sau. Cách duy nhất để đảm bảo rằng ý tưởng của bạn theo kịp thời đại là nghiên cứu thị trường. Nên nhớ rằngg hầu hết các ý tưởng thành công đều không lặp lại những gì đã có rồi. Thay vào đó, chúng tạo ra những cải tiến nho nhỏ cho các sản phẩm hiện có. Nho nhỏ thôi vì những gì quá tiến bộ thường đòi hỏi phải đào tạo lại người tiêu dùng và việc này thì vô cùng tốn kém và nguy hiểm.
Mỗi ý tưởng đều gắn với một ngành nghề. (Nếu ý tưởng của bạn quá cấp tiến và không có sản phẩm tương tự nào tồn tại, đó là một dấu trừ vô cùng lớn). Các sản phẩm phổ biến trong ngành nghề đó là gì? Liệu ngành nghề đó có đang thay đổi? Nếu có thì thay đổi ra sao?
Nếu ngành đó bị trì trệ, có khả năng đó là thời cơ chín muồi cho sự đổi mới. Vậy ý tưởng của bạn đem lại sự khác biệt như thế nào? Đây sẽ là mấu chốt cho sự thành công của bạn.
2. Ý tưởng thích hợp với thực hiện hơn hay với bảo hộ hơn?
Nhiều người đến gặp tôi và nói: “Đáng lẽ em phải đăng ký bản quyền ý tưởng này như thầy bảo”. Thay vì làm thế, họ chọn triển khai nó trước và giờ thì họ phải đối mặt với việc bị mất bản quyền. Tuy họ có mặt đầu tiêu trên thị trường nhưng sản phẩm của họ quá đắt. Những người đi sau đã làm được sản phẩm giống hệt với giá rẻ hơn.
Lựa chọn xin cấp bản quyền hay thực hiện luôn là một câu hỏi nghiêm túc. Có nhiều người trong chúng ta khao khát được tạo dựng và quản lý doanh nghiệp của riêng mình. Nhưng trên thực tế, một số ý tưởng chỉ phù hợp để đăng ký bảo hộ.
3. Điều gì chứng minh rằng ý tưởng sẽ thành công?
Nếu ý tưởng của bạn là làm ra một sản phẩm thì liệu rằng sản phẩm đó có thể được sản xuất với một mức chi phí hợp lý hay không? Nếu đó là một ý tưởng về dịch vụ, bạn có thể giảm giá thật thấp để cạnh tranh hay không? Bạn phải dành thời gian để trả lời câu hỏi này.
Cho dù ý tưởng của bạn tuyệt vời đến thế nào, nếu chi phí để thực hiện là quá lớn, bạn sẽ không thể theo nó đến cùng. Tôi biết điều này vì tôi đã từng trải qua tình huống tương tự. Tôi đã từng nghĩ ra ý tưởng làm nhãn đúp (tức là có 2 lớp nhãn trên một sản phẩm, nếu xoay lớp nhãn trên thì lớp nhãn dưới sẽ hiện ra) nhưng lúc đó chi phí triển khai quá lớn. Phải đến nhiều năm sau, khi công nghệ cho phép thì ý tưởng này mới trở nên khả thi.
4. Điều gì chứng mình rằng người dùng sẽ có nhu cầu?
Bạn nghĩ rằng ý tưởng của mình sẽ bán chạy như tôm tươi? Hay đấy, nhưng chưa đủ. Muốn biết chắc là người tiêu dùng sẵn sàng rút ví cho ý tưởng của mình, biện pháp duy nhất là thử nghiệm thị trường. Rất may, có rất nhiều cách để làm điều này.
Đầu tiên, hãy trình bày ý tưởng của bạn với một nhà bán lẻ. Họ có quan tâm không? Sau đó, hỏi một chuyên gia trong ngành xem họ nghĩ gì? Đưa ý tưởng ra để huy động vốn từ cộng đồng, nếu huy động được thì tức là nhu cầu không thiếu.
Nếu có thể, hãy làm ra một số lượng sản phẩm giới hạn và cố gắng bán nó. Đây là sự đầu tư thông minh về lâu dài, mặc dù khá tốn kém lúc ban đầu.
Đừng để sự háo hức làm lu mờ phán đoán của bạn. Hãy làm việc sáng suốt hơn thay vì chăm chỉ hơn.
0 comments:
Post a Comment