Friday, May 8, 2015

Warrent Buffet chia sẻ 10 bí quyết làm giàu

Với tổng tải sản ước tính lên tới 62 tỷ USD, Warrent Buffet là người đàn ông giàu có nhất trên thế giới. Vào năm 1962, ông đã bắt đầu mua cổ phiếu tại Berkshire Hathaway, với mỗi cố phiếu có giá 7,50 USD. Hiện nay, ở tuổi 78, Warrent Buffet là chủ tịch và là CEO của Berkshire, và mỗi một cổ phiếu có giá lên tới 119.000 USD. Ông đã chia sẻ  những chìa khóa chiến lược giúp ông có được thành công như ngày hôm nay với nhà văn Alice Schroeder.       
Bà đã bỏ ra hàng trăm giờ trò chuyện với người được tôn vinh là "Sage of Omaha" (Hiền nhân Omaha) để thực hiện cuốn tiểu sử chính thức mới có nhan đề The Snowball nói về tài năng làm giàu này. Sau đây là một số bí quyết làm giàu của Buffett trích trong cuốn sách và cách biến chúng trở thành hiện thực ở những con người bình thường.
 
1. Hãy nuôi khát vọng trở thành khác biệt
 
Đừng quyết định dựa vào những gì người khác đang nói hay làm. Khi Buffett bắt đầu tập quản lý tiền vào năm 1956 với 100.000 USD gom góp từ một nhóm nhà đầu tư, ông bị xem là kẻ lập dị. Buffett khởi nghiệp ở Omaha chứ không phải tại Wall Street, thủ đô tài chính Mỹ. Ông cũng không cho cha mẹ biết mình bỏ tiền vào đâu. Nhiều người dự đoán Buffett sẽ thất bại nhưng khi kết toán phần chia của mình 14 năm sau đó, ông chứng tỏ họ đã sai. Tài sản của Buffett đã nhân lên 100 triệu USD.
 
 
Thay vì a dua theo số đông, ông đầu tư vào những cổ phiếu "bán như cho". Không ngờ, giá của chúng tăng theo từng năm. Theo Buffett, bạn không nên bắt chước người khác mà nên quyết định dựa vào những tiêu chuẩn của riêng bạn chứ không phải chung cho thế giới.
 
2. Phải có hợp đồng cụ thể trong tay trước khi bắt đầu nó
 
Lực đẩy của thương lượng luôn là yếu tố lớn nhất khi bạn bắt đầu một công việc. Đó là lúc bạn có gì đó để đề nghị mà bên kia cần, và chúng phải được thể hiện bằng hợp đồng cụ thể. Buffett học được bài học xương máu này từ lúc ông còn bé, khi ông nội Ernest thuê ông và người bạn dọn dẹp cửa hiệu tạp hóa của gia đình bị bão tuyết vùi lấp. Hai người bỏ ra năm giờ để đào đến khi đôi bàn tay tê cóng không thể duỗi thẳng được. Xong việc, người ông trả công 90 xu cưa đôi. Buffett kinh hoàng khi thấy chỉ kiếm được vài chục xu cho một công việc "gãy lưng" như thế. Vấn đề là do ông không thỏa thuận trước về tiền công. Từ đó ông nhủ lòng là phải cụ thể hóa một thỏa thuận trước khi bắt tay vào việc cho dù đối tác là bạn bè hay thân nhân.
 
3. Giới hạn việc vay mượn
 
Những người sống bằng tiền vay mượn và thẻ tín dụng sẽ không thể giàu được. Vì vậy, Buffett không bao giờ vay mượn một khoản tiền lớn để tiêu dùng hay đầu tư. Ông cũng ghét thế chấp. Buffett cho biết ông đã nhận được nhiều lá thư tâm sự đau lòng của những người cứ tưởng mình quản lý được nợ nần nhưng lại khốn đốn vì chúng. Lời khuyên của ông là chỉ mượn đến số tiền bạn có thể trả và hãy đầu tư bằng tiền tiết kiệm của chính mình.
 
4. Tái đầu tư lợi nhuận
 
Khi tự tay kiếm được những khoản tiền đầu tiên bằng tâm sức của mình, nhiều người có thói quen tiêu xài xả láng. Đừng làm thế, hãy tái đầu tư số tiền kiếm được. Buffett học được bài học này từ rất sớm. Lúc còn ngồi ghế trung học, ông đã cùng vài người bạn mua một máy trò chơi lăn bi (pinball) và đặt nó tại một tiệm hớt tóc. Kiếm được tiền nhờ máy này, họ mua thêm nhiều máy nữa đến khi có tám chiếc trang bị cho các tiệm hớt tóc khác nhau.
 
 
Khi nhóm bạn quyết định bán doanh nghiệp, Buffett chuyển sang mua cổ phiếu và thành lập một doanh nghiệp nhỏ khác. Ở độ tuổi 26, ông đã tích lũy được 174.000 USD, tương đương 1,4 triệu USD hôm nay. Rõ ràng, ông đã chứng minh là người ta có thể biến một số tiền nhỏ thành gia tài lớn.
 
5. Nhận thức được nguy cơ
 
Năm 1995, ông chủ của Howie, một người con của Buffett, bị FBI tố cáo ấn định giá bán. Ông khuyên Howie hãy mường tượng ra tình trạng tệ nhất nếu cậu tiếp tục ở lại với công ty. Người con nhanh chóng nhận thức được những nguy cơ của việc ở lại đã vượt quá lợi lộc tiềm ẩn và quyết định bỏ việc ngay ngày hôm sau. Hãy tự cân nhắc giữa cái được và cái mất có thể giúp bạn sớm đi đến một quyết định tinh khôn vào lúc cấp bách để tránh những tổn thất lớn hơn.
 
6. Biết rút lui đúng lúc
 
Có lần khi Buffett còn bé, ông đến một trường đua đánh cược và thua. Quyết gỡ lại tiền, ông đánh cược lần nữa và lại thua gần cháy túi. Ông hóa bệnh sau khi mất sạch số tiền kiếm được trong một tuần. Từ đó, Buffett không bao giờ lặp lại sai lầm. "Hãy biết cách rút lui khỏi một thất bại và đừng để rơi vào phiền muộn do tính háo thắng" - ông nói.
 
7. Hãy kiên trì
 
Bằng sự kiên trì và khéo léo, bạn có thể chiến thắng trước cả những đối thủ sừng sỏ nhất. Buffett mua siêu thị bán đồ trang trí nội thất Nebraska Furniture Mart năm 1983 chỉ vì ông thích phong cách kinh doanh của chủ nhân Rose Blumkin. Là di dân đến từ Nga, bà đã biến một tiệm cầm đồ nhỏ thành cửa hàng đồ trang trí nội thất lớn nhất Bắc Mỹ. Chiến lược của Blumkin là bán dưới giá của các cửa hàng khác và sẵn sàng thương lượng đến cùng về giá mua vào. Đối với Buffett, Rose là hiện thân của lòng can đảm không mệt mỏi và đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.
 
8. Đừng bao giờ "mút ngón tay"
 
Thu thập trước người khác những thông tin cần thiết để làm quyết định và nhờ bà con, bạn bè theo dõi, nhắc nhở việc tuân thủ lịch trình đã đặt ra để chúng không đi chệch hướng. Buffett rất hãnh diện là mình có khả năng đưa ra các quyết định nhanh và trung thành với nó. Ông phê phán hành động ngồi chờ thời và suy nghĩ vẩn vơ là "mút ngón tay". Khi có ai đó đề nghị với ông một công việc làm ăn hay đầu tư, ông luôn trả lời thẳng tại chỗ: "Tôi sẽ không có ý kiến gì nếu bạn không đưa ra một giá biểu".
 
9. Hãy thận trọng với cả những chi tiêu nhỏ
 
Buffett thích đầu tư vào các doanh nghiệp được điều hành bởi những con người luôn thận trọng với các chi phí, dù là nhỏ nhất. Một lần ông mua một công ty mà chủ nhân của nó đếm kỹ từng tờ giấy một trong hộp giấy toilet 500 tờ để xem có bị lừa không. Ông cũng khâm phục người bạn chỉ sơn phía tường nhà quay ra đường mà không sơn phần trong để tiết kiệm. Hãy thận trọng với mọi khoản chi tiêu nếu bạn muốn làm giàu.
 
10. Hiểu rõ ý nghĩa thật sự của sự thành công
 
Bất chấp sự giàu có hơn người,Buffett không bao giờ đo lường thành công bằng USD kiếm được. Năm 2006, ông đã hứa sẽ chuyển gần như tất cả tài sản của mình cho các hội từ thiện, mà ưu tiên là Hội Bill and Melinda Gates Foundation. Ông cũng kiên quyết không thành lập một cơ sở hay tượng đài nào mang tên mình. "Tôi biết có nhiều người giàu có xây dựngnhững cơ sở y tế mang tên mình. Nhưng sự thật là không có ai trên thế giới này yêu mến họ. Khi bạn già dần, bạn sẽ đo sự thành công trong cuộc sống bằng số ngườibạn muốn được yêu thương và thật lòng yêu bạn. Đó là mục tiêu tối hậu của cuộc sống" - ông nói.
 
Làm giàu từ kinh doanh sân cỏ nhân tạo , cỏ nhân tạo sân bóng

Sunday, May 3, 2015

4 câu hỏi quan trọng cần trả lời trước khi khởi nghiệp

Thay vì đưa ra quyết định thông minh và có tính toán, nhiều doanh nhân lại lao đi một cách mù quáng và nhanh chóng tiêu cạn những đồng tiền khó kiếm của mình.Điều đó không nhất thiết phải xảy đến với bạn. Trước khi thực hiện đầu tư vào ý tưởng kinh doanh, hãy suy nghĩ nghiêm túc về những câu hỏi dưới đây. Bạn sẽ tránh được
Doanh nhân là những người năng nổ. Đó là một trong những lý do khiến cho họ tuyệt vời như vậy! Họ thức khuya, dậy sớm, muốn gì là làm bằng được. Mỗi sáng thứ hai đều là khoảng thời gian mong đợi nhất đối với họ.

Với nghề đi dạy của mình, tôi có dịp tiếp xúc với hàng ngàn doanh nghiệp. Phải nói, sự năng nổ, nhiệt tình của họ chính là nguồn động viên, tiếp sức cho chính bản thân tôi. Tuy nhiên, làm việc chăm chỉ là không đủ. Nhiều doanh nhân đã phải đến gặp tôi để xin lời khuyên sau khi vội vã bước vào kinh doanh. Thay vì đưa ra quyết định thông minh và có tính toán, họ lại lao đi một cách mù quáng và nhanh chóng tiêu cạn những đồng tiền khó kiếm của mình.

Điều đó không nhất thiết phải xảy đến với bạn. Trước khi thực hiện đầu tư vào ý tưởng kinh doanh, hãy suy nghĩ nghiêm túc về những câu hỏi dưới đây. Bạn sẽ tránh được rất nhiều khó khăn trong dài hạn nếu làm thế.



1. Xu hướng của ngành là gì?

Một số ý tưởng đi trước thời đại còn một số lại đi sau. Cách duy nhất để đảm bảo rằng ý tưởng của bạn theo kịp thời đại là nghiên cứu thị trường. Nên nhớ rằngg hầu hết các ý tưởng thành công đều không lặp lại những gì đã có rồi. Thay vào đó, chúng tạo ra những cải tiến nho nhỏ cho các sản phẩm hiện có. Nho nhỏ thôi vì những gì quá tiến bộ thường đòi hỏi phải đào tạo lại người tiêu dùng và việc này thì vô cùng tốn kém và nguy hiểm.

Mỗi ý tưởng đều gắn với một ngành nghề. (Nếu ý tưởng của bạn quá cấp tiến và không có sản phẩm tương tự nào tồn tại, đó là một dấu trừ vô cùng lớn). Các sản phẩm phổ biến trong ngành nghề đó là gì? Liệu ngành nghề đó có đang thay đổi? Nếu có thì thay đổi ra sao?

Nếu ngành đó bị trì trệ, có khả năng đó là thời cơ chín muồi cho sự đổi mới. Vậy ý tưởng của bạn đem lại sự khác biệt như thế nào? Đây sẽ là mấu chốt cho sự thành công của bạn.


2. Ý tưởng thích hợp với thực hiện hơn hay với bảo hộ hơn?

Nhiều người đến gặp tôi và nói: “Đáng lẽ em phải đăng ký bản quyền ý tưởng này như thầy bảo”. Thay vì làm thế, họ chọn triển khai nó trước và giờ thì họ phải đối mặt với việc bị mất bản quyền. Tuy họ có mặt đầu tiêu trên thị trường nhưng sản phẩm của họ quá đắt. Những người đi sau đã làm được sản phẩm giống hệt với giá rẻ hơn.

Lựa chọn xin cấp bản quyền hay thực hiện luôn là một câu hỏi nghiêm túc. Có nhiều người trong chúng ta khao khát được tạo dựng và quản lý doanh nghiệp của riêng mình. Nhưng trên thực tế, một số ý tưởng chỉ phù hợp để đăng ký bảo hộ.


3. Điều gì chứng minh rằng ý tưởng sẽ thành công?

Nếu ý tưởng của bạn là làm ra một sản phẩm thì liệu rằng sản phẩm đó có thể được sản xuất với một mức chi phí hợp lý hay không? Nếu đó là một ý tưởng về dịch vụ, bạn có thể giảm giá thật thấp để cạnh tranh hay không? Bạn phải dành thời gian để trả lời câu hỏi này.

Cho dù ý tưởng của bạn tuyệt vời đến thế nào, nếu chi phí để thực hiện là quá lớn, bạn sẽ không thể theo nó đến cùng. Tôi biết điều này vì tôi đã từng trải qua tình huống tương tự. Tôi đã từng nghĩ ra ý tưởng làm nhãn đúp (tức là có 2 lớp nhãn trên một sản phẩm, nếu xoay lớp nhãn trên thì lớp nhãn dưới sẽ hiện ra) nhưng lúc đó chi phí triển khai quá lớn. Phải đến nhiều năm sau, khi công nghệ cho phép thì ý tưởng này mới trở nên khả thi.


4. Điều gì chứng mình rằng người dùng sẽ có nhu cầu?

Bạn nghĩ rằng ý tưởng của mình sẽ bán chạy như tôm tươi? Hay đấy, nhưng chưa đủ. Muốn biết chắc là người tiêu dùng sẵn sàng rút ví cho ý tưởng của mình, biện pháp duy nhất là thử nghiệm thị trường. Rất may, có rất nhiều cách để làm điều này.

Đầu tiên, hãy trình bày ý tưởng của bạn với một nhà bán lẻ. Họ có quan tâm không? Sau đó, hỏi một chuyên gia trong ngành xem họ nghĩ gì? Đưa ý tưởng ra để huy động vốn từ cộng đồng, nếu huy động được thì tức là nhu cầu không thiếu. 

Nếu có thể, hãy làm ra một số lượng sản phẩm giới hạn và cố gắng bán nó. Đây là sự đầu tư thông minh về lâu dài, mặc dù khá tốn kém lúc ban đầu.

Đừng để sự háo hức làm lu mờ phán đoán của bạn. Hãy làm việc sáng suốt hơn thay vì chăm chỉ hơn.

Saturday, May 2, 2015

Tư duy thịnh vượng số 1 – Tôi tạo ra cuộc đời tôi

Người giàu tin “Tôi tạo ra cuộc đời tôi.” Người nghèo tin “Cuộc sống toàn những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi.” Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi Nếu muốn tạo ra thịnh vượng, điều quan trọng là bạn phải tin rằng bạn là người cầm lái của cuộc đời mình, đặc biệt là cuộc sống tài chính của bạn. Nếu bạn không tin điều đó, vậy là bạn vốn dĩ đã tin rằng bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít cuộc sống của mình, và do vậy bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít khả năng thành công tài chính của bạn. Đó không phải là một thái độ để giàu có. Bạn có bao giờ để ý rằng thông thường chỉ những người nghèo mới làm tiêu tan cả gia tài vào trò chơi xổ số không? Họ thành tâm tin rằng sự giàu
có sẽ đến với họ nhờ ai đó sẽ đọc tên họ lên sau một cuộc rút thăm. Họ bỏ cả buổi tối thứ bảy để dán mắt vào ti vi, hồi hộp theo dõi buổi xổ số để xem tuần này vận may có “rơi” trúng mình hay không. Chắc chắn ai cũng muốn trúng số, và những người giàu thỉnh thoảng cũng vẫn chơi cho vui. Nhưng thứ nhất, họ không bao giờ chấp nhận bỏ ra một nửa thu nhập của mình để mua vé số. Và thứ hai, việc trúng số không phải là chiến lược làm giàu chủ yếu của họ. Bạn phải tin rằng bạn là người tạo ra thành công của mình, rằng bạn là người tạo ra sự khốn quẫn của bạn, và rằng bạn là người tạn nên những khó khăn xung quanh tiền bạc và thành công của bạn. Dù với ý thức hay không có ý thức, vẫn chỉ là bạn đã làm nên tất cả những điều đó. Thay vì chịu trách nhiệm trước những gì diễn ra trong cuộc sống của mình, người nghèo thường chọn cách chơi trò đóng vai làm nạn nhân. Suy nghĩ thiên về coi mình là nạn nhân thường là “khốn khổ thân tôi”. Vậy là cầu được ước thấy, theo Qui luật Sức mạnh của Ý định, đó là tất cả những gì nạn nhân nhận: Họ nhận được sự “khốn khổ”.

Friday, May 1, 2015

NHỮNG QUY LUẬT TRONG CUỘC SỐNG


1./ Quy luật quả táo
Nếu có một thùng táo, gồm cả trái ngon lẫn trái hư, bạn nên ăn trái ngon trước, bỏ những trái hư đi. Nếu bạn ăn trái hư trước, những trái ngon rồi cũng sẽ hư, bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ ăn được trái táo ngon. Cuộc sống cũng vậy.
2./ Quy luật niềm vui
Khi gặp chuyện không may, bạn hãy nghĩ đến những điều tốt của nó, bạn sẽ thấy vui hơn. Giống như khi xe bạn bị thủng lốp (hoặc hết xăng), bạn hãy nghĩ may mà xe mình thủng lốp ngay gần chỗ sửa xe (hoặc ngay gần trạm bơm xăng)
3./ Quy luật hạnh phúc
Nếu bạn không mất quá nhiều thời gian để nghĩ xem mình có phải là người hạnh phúc không, nghĩa là bạn đang hạnh phúc rồi đấy
4./ Quy luật sai lầm
Con người ai mà không mắc lỗi, nhưng chỉ khi tái phạm lỗi lầm đó, bạn mới phạm phải sai lầm.
5./ Quy luật im lặng
Khi tranh luận, quan điểm khó bác bỏ (khó bắt bẻ) nhất chính là im lặng.
6./ Quy luật động lực
Động lực luôn xuất phát từ hai lý do, hy vọng và tuyệt vọng
7./ Quy luật nhẫn nhục
Phương pháp nhẫn nhục duy nhất là xem thường thường nó, không thể xem thường nó thì hãy làm giảm nhẹ nó. Nếu không thể làm giảm nhẹ nó, bạn chỉ có cách chịu đựng nhẫn nhục.
8./ Quy luật ngu xuẩn
Ngu xuẩn phần lớn là do chân tay hoặc miệng hành động nhanh hơn cả trí não.
9./ Quy luật giá trị
Khi bạn sở hữu một món đồ, bạn sẽ phát hiện thấy món đồ ấy không có giá trị như bạn từng nghĩ.
10./ Quy luật hóa trang
Thời gian hóa trang lâu bao nhiêu, đồng nghĩa với việc bạn tự thấy mình cần che đậy thiếu sót nhiều bấy nhiêu.
Powered by Blogger.

Followers

Business

Flickr Widget

Search This Blog

Comments

Pages

Facebook

Blogger templates

Popular Posts